Hành trình lý tưởng cho một ngày ở Làng Gốm Bát Tràng
08/08/2019

Hành trình lý tưởng cho một ngày ở Làng Gốm Bát Tràng

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm tuổi là thiên đường của các đồ vật bằng gốm, gốm ở đây vừa rẻ vừa đẹp, đặc biệt bạn có thể tự làm theo sở thích của mình.
 


Làng cổ Gốm sứ Bát Tràng

Xuất xứ Tên gọi làng gốm Bát Tràng

Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Ngày nay làng Gốm Bát Tràng chuyên sản xuất các Gốm Sứ với nhiều công năng khác nhau từ: đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ cúng, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ… Các dòng họ vẫn giữ được chất nghề do cha ông truyền lại và mang nét đặt trưng và tinh tế riêng. Sản phẩm Gốm Sứ cũng từ đó được biết đến xa gần, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.

 
Bàn tay nghệ nhân làng gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng được hình thành lâu đời từ các bàn tay nghệ nhân

Cách đi đến Làng Gốm Bát Tràng từ trung tâm Hà Nội

Thứ nhất: muốn an toàn và tiết kiệm chi phí bạn nên đi bằng Xe bus luôn là phương tiện công cộng tiện lợi và rẻ nhất. Từ trong thành phố Hà Nội bạn di chuyển ra bến trung chuyển Long Biên, sau đó bắt xe 47 để đi đến Làng gốm Bát Tràng thời gian mất khoảng gần 2 tiếng.
 
Thứ hai: nếu bạn đi xe máy hoặc ôtô: qua cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì sau đó rẽ phải đi men theo đê Sông Hồng, khi nào gặp biển báo làng gốm Bát Tràng thì là tới. Vì đường đê có rất nhiều xe công trình chở đất cát rất bụi và không an toàn do vậy bạn nên cân nhắc nên đi bằng bus cho an toàn.

 
Đi dạo làng gốm Bát Tràng

Tham quan Làng Gốm Bát Tràng Hà Nội

Hành trình lý tưởng cho một ngày ở Làng Gốm Bát Tràng?

Tham quan Đình làng Bát Tràng: 
Đình làng nằm ngay cạnh bến sông (Sông Hồng), nơi các du khách đi Bát Tràng theo tuyến đường sông sẽ dừng ở đây và đi bộ vào làng. Từ khu chợ bạn hỏi đường ra Đình Làng người dân sẽ chỉ cho bạn.
 
Chơi Nặn gốm:
Bước xuống xe bus dọc đường đi bộ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những căn nhà chất đầy đồ gốm.Nếu chịu khó tìm tòi, bạn sẽ mua được những món đồ đẹp và độc hơn hẳn đồ gốm ngoài chợ với giá rẻ hơn. Điiều thu hút khi đến Làng Gốm Bát Tràng là bạn sẽ được Chơi nặn gốm. Có khá nhiều gia đình cung cấp dịch vụ này. Đây là cách bạn chơi và tìm hiểu cách thức và công đoạn làm Gốm. Cách chơi khá đơn giản: chủ nhà đưa cho bạn 1 cục đất to đùng, hơi ẩm 1 chút, cung cấp cho bạn 1 bàn xoay, tiếp đến bạn đặt cục đất giữa bàn xoay và thỏa thích tạo hình cho cục đất đó. Đa số các bạn sẽ làm cốc, làm bát, làm những đồ dùng thường ngày hình tròn. Nếu bạn khéo tay thì có thể nặn hình thù các con vật. Sau khi nặn xong, bạn chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút, trong thời gian này bạn có thể đi chơi hoặc ăn trưa. Kế tiếp bạn tới công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm. Và cuối cùng người thợ sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phầm được bền hơn với thời gian.
 
Chơi nặn gốm

Tự tay nặn món đồ gốm mà mình yêu thích
Đi dạo chợ Gốm Bát Tràng:
Từ cổng chợ vào, bạn sẽ bắt gặp những đôi lục bình to bằng người thật, những bức tượng cặp đôi xấu xí Chí Phèo – Thị Nở của nhà văn Nam Cao từ to cho đến nhỏ, sống động như thật. Ngoài ra trong chợ còn bày bán đa dạng các chủng loại, màu sắc, kích thước… từ cốc chén, bát đĩa, tiểu cảnh non bộ, đồ lưu niệm tranh sứ, trang sức gốm.
 


Chợ Gốm Bát Tràng
 
Tham quan Nhà cổ Vạn Vân – top 10 nhà cổ đẹp nhất Việt Nam
Ngôi nhà này nằm ở cuối làng gốm Bát Tràng,Ở đây trưng bày những sản phẩm cổ của làng Bát Tràng như lọ rồng, ấm men lam, bộ khuôn bản dập làm gốm… Không chỉ lưu giữ cổ vật, bản thân ngôi nhà cũng là khối kiến trúc đặc biệt. Rộng hơn 400m2, Vạn Vân gồm ba ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi và một khu xưởng mô phỏng lò gốm. Nhà cổ Vạn Vân mở cửa từ 8h đến 17h30 hàng ngày.

làng cổ Vạn Vân

Nhà cổ Vạn Vân gần 200 năm tuổi

Nhà cổ Vạn Vân

Trưng bày các món đồ gốm cổ quý giá
 

Xem thêm: 4 ngôi làng cổ đẹp ngây ngất gần Hà Nội

Lưu ý khi đi tham quan làng gốm Bát Tràng

Đi lại: các bạn có thể ngồi trên xe trâu hoặc thuê xe đạp để đi tham quan toàn bộ làng nghề. 
Ăn uống: Bạn có thể tự chuẩn bị đò ăn bánh mỳ đồ hộp, hoa quả và nước uống. Hai là, thưởng thức các đặc sản Bát Tràng có món canh măng mực rất ngon và lạ miệng, ngoài ra còn có mực xào su hào, chè hạt hoa sói, bánh tẻ, bánh sắn nướng, ổi Đông Dư vừa giòn vừa thơm.


Gốm Bát Tràng vừa rẻ vừa đẹp

Mua sắm: Mua hàng ở đây, các bạn có thể mặc cả theo cảm quan, giá mặc cả vào khoảng 2/3 giá người bán nói, đừng nên mặc cả quá nhiều mà lại không mua.
Đi lại và chọn đồ nên hết sức lưu ý để tránh trường hợp chẳng may làm vỡ đồ. Nếu có trẻ con đi cùng thì phải luôn để mắt tới chúng và đặc biệt để chúng tránh xa khỏi gian trưng bày đồ. Xem thật kỹ trước khi quyết định mua bởi vẫn có những sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất.
 

Kết thúc hành trình bạn có thể mua một món quà sứ Bát Tràng về cho gia đình, bạn bè lưu lại một chuyến đi đầy ý nghĩa!

Nguồn: dulichvietnam.com