Nghệ nhân làm gốm là những vị như thế nào?
Nghề làm gốm là một nghề đòi hỏi sự tài hoa thiên phú, khéo tay để truyền tải thông điệp, thổi hồn vào những tác phẩm gốm để nó trở nên sống động và đẹp đẽ tinh tế hơn. Vì lẽ đó người nghệ nhân làm gốm cũng thường được ví von như một người nghệ sĩ tài hoa. Bên cạnh những tác phẩm xuất sắc thì những danh hiệu được trao tặng cũng giúp những người nghệ nhân có thêm động lực để duy trì và tiếp nối nghề gốm cũng như gìn giữ một nét đẹp văn hóa. Nghệ nhân là gồm là những vị như thế nào và điều kiện nào để được trao tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân ? Cùng Gốm Làng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Điều kiện để được nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân
Cũng tương tự như việc trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và nghệ sĩ nhân dân, nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân cũng có một vài yêu cầu nhỏ. Đối với đối tượng áp dụng thì danh hiệu này có thể được trao tặng cho những công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang giữ gìn, phát huy và truyền dạy những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và đáp ứng đủ các điều kiện sau :
- Điều kiện xét “ Nghệ nhân ưu tú “
- Có thời gian hoạt động trong nghề hơn 15 năm, có các tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao trong các hội nghị triển lãm quốc gia và quốc tế.
- Là người thợ tiêu biểu được các nghệ nhân khác thừa nhận với trình độ kỹ năng nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được ít nhất 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao hoặc trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật.
Danh hiệu nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân như sự ủng hộ về mặt tinh thần giúp các nghệ nhân có thể giữ gìn và phát huy làng nghề của dân tộc
- Chấp hành tốt những chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt các quy định của các cơ quan, đơn vị ban ngành tại địa phương.
- Là một tấm gương ưu tú nổi bật trong ngành nghề, giúp phát triển, giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của ngành gốm Bát Tràng.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, được người dân tin yêu mến mộ, không vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức theo chuẩn mực xã hội.
- Điều kiện xét “ Nghệ nhân nhân dân. “
- Trung thành với Đảng, Nhà nước và chấp hành tốt những chủ trương mà Đảng và Nhà nước đưa ra. Thực hiện tốt nội qui, quy chế của các cơ quan đơn vị tổ chức tại địa phương.
- Là tấm gương với các phẩm chất tốt gương mẫu trong đời sống xã hội. Tận tâm, tâm huyết với nghề gốm giúp phát triển và giữ gìn làng nghề, được người dân yêu quí mến mộ.
Những nghệ nhân gốm giúp thổi hồn vào những khối đất bình thường tạo nên một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và đẹp mắt.
- Có tài năng làm gốm nổi bật, xuất sắc, có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và duy trì di sản văn hóa. Có thành tích, giải thưởng và những sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ.
- Đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú từ 5 năm trở lên và có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện. Nghệ nhân phải sáng tác ,thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đồng thời trực tiếp làm ra trên 20 tác phẩm có giá trị kinh tế, mỹ thuật sâu sắc.
- Đạt giải thưởng quốc gia ,quốc tế kể từ sau thời gian được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
TOP các nghệ nhân gốm Bát Tràng
- Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn.
Tô Thanh Sơn là nghệ nhân gốm nổi tiếng của làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Trong bốn cái trụ của làng gốm “ Độ- Thắng- Lợi – Sơn” – những người nhân ưu tú của làng gốm Bát Tràng đã được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu thì nghệ nhân Tô Thanh Sơn là người được người đời ví von như thu cả một vũ trụ to lớn vào một tách trà nhỏ.
Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn- một trong những cây đại thụ trong ngành gốm Việt Nam. Những tác phẩm của ông vô cùng tinh xảo mang thông điệp ý nghĩa riêng
Nói về quan điểm làm nghề của mình, nghệ nhân Tô Thanh Sơn chia sẻ : “Muốn đi lên được phải thả hồn vào sản phẩm. Mình không yêu sản phẩm của mình, tại sao người tiêu dùng yêu được”. Vì quan điểm đó mà suốt những năm làm nghề ông đã sống vào dành tất cả tâm huyết để làm sống dậy những tâm hồn nghệ thuật qua những sản phẩm gốm tinh xảo.
Những bộ tách trà của Tô Thanh Sơn mang vẻ đẹp độc đáo, đậm dấu ấn của dân tộc và dấu ấn cá nhân của nghệ nhân.
- Nghệ nhân nhân dân Trần Độ
Nghệ nhân nhân dân Trần Độ xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm gốm tại Bát Tràng. Từ khi 10 tuổi ông đã được theo chân cha tìm tòi và nghiên cứu những sản phẩm gốm.
“ Vua men gốm” Trần Độ đã tạo ra rất nhiều tác phẩm tài hoa, tinh xảo. Ông đã truyền dạy cho thế hệ sau bằng cả cái tâm và cái tài giúp phát huy cái đẹp của nghề gốm.
Ông được người dân yêu mến gọi là “ Vua men gốm “ và ông cũng là nghệ dân duy nhất tại Bát Tràng được nhà nước phong tặng danh hiệu “ nghệ nhân nhân dân”.
- Cố nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng
Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã có hơn 40 năm gắn bó với ngành gốm, sức ảnh hưởng của anh không chỉ ở Bát Tràng mà còn lan tỏa rộng khắp Hà Nội. Trong suốt khoảng thời gian sinh thời, Vũ Đức Thắng đã luôn tìm tòi và nghiên cứu, chắt lọc kinh nghiệm và bí quyết làm gốm với phong cách mỹ thuật pha trộn nét hiện đại và cổ điển tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc.
Cố nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng đã để lại cho thế hệ sau những tác phẩm tinh tế với các kỹ thuật chạm khắc đạt đến trình độ cao.
Ngày 5/10/2016, nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng từ trần ở tuổi 62, ông đã để lại cho hậu thế những sản phẩm gốm tinh xảo từ các kĩ năng như khắc chìm, đắp nổi trên gốm và kỹ thuật phủ men chồng màu.
- Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Quý Sơn
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Quý Sơn được giới mộ điệu gốm biết đến nhiều hơn khi xác lập Kỷ lục cho công trình “Nhà gốm Quang Minh – Công trình nhà ghép gốm Mosaic lớn nhất Việt Nam.
Nguyễn Quý Sơn sinh năm 1970, ông lớn lên tại vùng đất giàu truyền thống gốm sứ Giang Cao ( Bát Tràng ). Ông đã thuần thục cách tạo ra các sản phẩm gốm hoàn thiện từ rất sớm.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Quý Sơn là người dẫn đầu trong xu hướng tranh ghép mảnh Mosaic vô cùng độc đáo và ứng dụng lên gốm sứ mang lại vẻ đẹp độc đáo và lạ mắt.
Bên cạnh đó nghiên cứu các dòng gốm sứ, ông còn tìm hiểu về dòng tranh gốm ghép mảnh (mosaic) và đem nó ứng dụng vào các tác phẩm gốm sứ. Vì lúc đó tại Bát Tràng chưa có nhiều nghệ nhân biết loại hình này nên bước đi độc đáo và táo bạo này của nghệ nhân Nguyễn Quý Sơn được xem như là người mở đầu tiên phong cho loại hình nghệ thuật này.