Tìm hiểu nghệ thuật gốm thời Lê – Tinh hoa nghệ thuật gốm sứ
03/07/2021

Tìm hiểu nghệ thuật gốm thời Lê – Tinh hoa nghệ thuật gốm sứ

Gốm Việt Nam có các bước chuyển mình quan trọng theo các thời kỳ lịch sử của dân tộc, nếu như vào thời nhà Lý- Trần gốm hoa nâu, gốm men ngọc là đỉnh cao nghệ thuật với những được nét chạm trổ tinh tế thì khi đến thời nhà Lê sau khi giành được độc lập và thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc thì nghệ thuật gốm cũng có bước chuyển mình gốm hoa lam ra đời. Tìm hiểu nghệ thuật gốm thời Lê- Tinh hoa nghệ thuật gốm sứ cùng Gốm Làng  qua những thông tin thú vị dưới đây. 

Nghệ thuật gốm thời Lê

Nghệ thuật gốm thời Lê cũng thừa hưởng những yếu tố đặc trưng đẹp đẽ, độc đáo và mang đậm bản sắc  dân tộc. Phong cách gốm thời Lê là sự pha trộn giữ nét khỏe khoắn độc đáo, được trau chuốt cẩn thận vừa mang trên mình những hoa văn theo phong cách hiện thực tinh tế.

Từ những năm cuối thế kỷ thứ 14, thời Lê ra đời loại gốm hoa lam dần dần thay thế cho vị trí độc tôn của gốm hoa nâu và gốm men ngọc. Gốm hoa lam là bước đánh dấu sự phát triển trên phương diện kỹ thuật cũng như là mỹ thuật của nghề gốm thời bấy giờ.

Gốm hoa lam là loại sản phẩm gốm có trang trí bằng màu xanh lam. Chất liệu tạo màu chủ yếu là ôxit côban màu xanh lam (màu chàm). Phần lớn các loại gốm hoa lam được làm từ loại đất sét trắng, được tinh luyện khá kỹ, nung ở nhiệt độ 1300 độ C. Trang trí hoa lam trên gốm bằng bút lông và màu lam.

Lối vẽ trang trí gốm hoa lam trên gốm có 3 loại: vẽ dưới men, vẽ giữa men và vẽ  trên men. Đối với phương pháp vẽ trang trí dưới men và giữa men của sản phẩm gốm hoa lam tạo nên một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt. Khi các sản phẩm gốm đã được qua lò nung, các hoa văn trang trí  trên gốm thêm phần lung linh sống động hơn. Ngoài lối vẽ bằng màu xanh lam trực tiếp lên sản phẩm, sau này người ta còn áp dụng các kỹ thuật trang trí đắp nổi, hoa lam kết hợp với men nâu, hoa lam cùng với vẽ nhiều màu sắc khác nhau.

Các nghệ nhân thời Lê thường có lối vẽ phóng khoáng với các hình thù rồng, phượng, chim công, hoa sen,… những hình ảnh rất gần gũi và thân thuộc với các đồng quê Việt Nam thời ấy. Các sản phẩm của gốm hoa lam vô cùng phong phú không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã được các quốc gia láng giềng và có thể sản xuất theo yêu cầu của họ. Ngoài các sản phẩm gia dụng như bát, đĩa, ấm, chén, bình, lọ…,thì còn có những đồ gốm đặc biệt như ấm hình quả bầu, ấm trà hình tượng chim, lọ hai bầu, lọ ba bầu, ấm hình phượng, ấm tỳ bà, , tước rượu,  hộp có nắp đựng gia vị, đựng hương liệu hay hộp đựng phấn trang điểm…

Đồ gốm thời Lê có khác biệt gì so với thời Lý

Thời Lê và Thời Lý đều có những sản phẩm gốm đặc trưng nổi bật khác nhau, mỗi loại gốm đề có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng khó mà có thể so sánh được. Nhưng nhìn chung dù ở thời đại nào thì gốm sứ Việt Nam cũng có đạt được những thành tựu kĩ thuật đáng kể, các kĩ thuật trang trí, chạm trổ trên gốm vô cùng điêu luyện và tinh tế.

  1. Đặc điểm gốm thời Lý

Loại gốm nổi bật dưới thời Lý chính là gốm men ngọc, men sứ trắng. Gốm men trắng thời Lý có độ trắng mịn và óng mượt và phần nhiều về chất lượng đã đạt tới trình độ sứ. Sự khác nhau giữa gốm trắng Lý và gốm trắng Tống (Trung Quốc) chủ yếu được nhìn nhận qua sắc độ màu đậm nhạt của men, xương gốm và kỹ thuật chế tác.

Gốm thời Lý thường được thường được trang trí các họa tiết rồng, phượng  hoa lá. Phong cách của nó giống hệt như những hình chạm khắc trên đá trong kiến trúc chùa, tháp thời Lý.

Dưới thời Lý một loại gốm tinh xảo còn được là gốm “ảnh thanh” (Gốm trắng xanh hay gốm trắng có ánh xanh). Đây được xem như là sản phẩm gốm nổi bật đạt trình độ chế tác cao với các tại Việt Nam thời bấy giờ. Những hoạt tiết trên gốm Ảnh Thanh vô cùng mềm mại và tinh xảo.

  1. Đặc điểm gốm thời Lê

Nếu gốm men ngọc là đặc trưng của nhóm men ngọc, men sứ thì dưới thời Lê loại gốm được xem như tinh xảo nhất chính là loại gốm hoa lam. Loại gốm tinh xảo này đánh giá bước phát triển vượt bậc của gốm sứ với các nét vẽ bằng bút lông với màu sắc xanh lam, xanh lục bảo vô cùng tinh tế.

 Một số mẫu gốm thời Lê đẹp

Gốm hoa lam thời Lê với họa tiết xanh lam trên nền gốm trắng. Chum vại là những vật dụng cần thiết trong đời sống người dân hằng ngày vì vậy có thể hiểu rằng gốm hoa lam gắn liền với lối sống và sinh hoạt của người dân thời Lê.

Họa tiết rồng phượng chim cò là những biểu tượng tiêu biểu cho họa tiết trên gốm thời Lê. Những họa tiết này được vẽ một cách tinh xảo, uyển chuyển thể hiện trình độ nghệ thuật cao ở thời Lê.

Các sản phẩm gốm thì không thể thiếu các bộ ấm, tách trà. Dù là trên bất cứ sản phẩm gốm nào thì những nghệ nhân thời Lê vẫn tạo ra những tác phẩm đẹp mắt, tinh tế và được lưu truyền nghìn đời như một nét đẹp văn hóa riêng của Việt Nam.

Nét đẹp của gốm sứ thời Lê khắc họa được những hình ảnh gần gũi nhất với đồng quê Việt Nam từ hình ảnh con cua, con cá đến hoa sen, hoa huệ. Vì những hình ảnh gần gũi quen thuộc này mà đến ngày nay phong cách gốm sứ thời Lê vẫn còn được nhiều người ưa chuộng.

Ngày nay những nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng vẫn dựa theo các cổ vật gốm sứ thời Lê mà tạo nên những tác phẩm gốm theo phong cách này những vẫn duy trì được vẻ đẹp nguyên bản nhưng thêm phần cách điệu để phù hợp xu hướng hiện đại hiện nay.