Quy trình làm gốm sứ Bát Tràng trải qua 5 công đoạn như thế nào?
24/07/2021

Quy trình làm gốm sứ Bát Tràng trải qua 5 công đoạn như thế nào?

Những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng với những đường nét, hoa văn được tạo nét tinh xảo, mang tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm làm từ gốm sứ Bát Tràng được làm từ những nguồn nguyên liệu tốt vì thế chất lượng được đánh giá cao cùng với những nét đặc trưng riêng, điểm nhấn ấn tượng gắn liền với văn hóa, phong tục người Việt. Để làm ra được những sản phẩm tốt và đạt được chất lượng, người nghệ nhân họ cần có đủ tay nghề cũng như kỹ năng tốt và nắm vững những quy trình, công đoạn không hề dễ dàng. Hôm nay với sự chia sẻ của những người trong nghề làm gốm, chúng ta sẽ có cái nhìn chi tiết và thực tế hơn về quy trình làm gốm sứ Bát Tràng trải qua 5 công đoạn như thế nào? Những tác phẩm nghệ thuật là những sản phẩm được làm qua nhiều công đoạn và tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức của người nghệ nhân.

Gốm Bát Tràng được biết đến với chất lượng tốt, hoa văn đường nét được chế tác tinh tảo và sang trọng.

Gốm Bát Tràng được biết đến với chất lượng tốt, hoa văn đường nét được chế tác tinh tảo và sang trọng.

Nguyên liệu để làm gốm sứ Bát Tràng

Gốm sứ Bát Tràng sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ đất sét trắng hay còn được biết đến với cái tên khác là Cao Lanh, với tính chất dẻo cao, loại đất sét có nhiều tại Trúc Thôn, nơi cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các sản phẩm gốm Bát Tràng. Loại đất sét này được biết đến với một độ dẻo cao, khó hoặc hầu như không tan nhiều trong nước, các hạt đất sét với độ mịn đàn hồi cao, màu sắc đặc trưng là màu trắng hơi ngả xám và chịu được nhiệt độ nung nóng khá cao lên đến 1650 độ C, cho ra thành phẩm có độ bền cao, chắc chắn.

Đất sét trắng hay Cao lanh là loại đất được sử dụng trong việc tạo nên các sản phẩm gốm sứ Bát Trang. Cao lanh có độ dẻo, hạt mịn và chịu được nhiệt độ nung cao.

Đất sét trắng hay Cao lanh là loại đất được sử dụng trong việc tạo nên các sản phẩm gốm sứ Bát Trang. Cao lanh có độ dẻo, hạt mịn và chịu được nhiệt độ nung cao.

Giá sản phẩm sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại nguyên liệu sử dụng. Có 2 loại Cao Lanh hay được sử dụng với các sản phẩm gốm Bát Tràng. Loại tốt khi lên thành phẩm tạo cho bề mặt men sứ sáng bóng, đó là những sản phẩm được biết ở đây là loại gốm sứ men khử cao cấp. Loại còn lại là loại thường, sản phẩm được tạo thành có màu trắng sẫm, bề mặt cũng như độ tinh xảo không được cao như loại trên.

5 công đoạn chính của nghề làm gốm sứ

Làm đất (thấu đất)

Ở giai đoạn này, quan trọng nhất là chọn được loại đất cao lanh tốt và phù hợp. Sau khi lựa chọn kỹ lưỡng, người nghệ nhân sẽ đem đất tinh luyện qua nhiều công đoạn cần thiết, từ đó chọn ra được những nguyên liệu tốt nhất để sử dụng làm gốm.

Những loại đất thô sau khi khai thác còn khá rắn và cứng, cần làm ẩm bằng nước cho no đất, sau đó thái mỏng từng lớp. Bắt đầu loại bỏ hầu hết các loại tạp chất lẫn bên trong, dùng chân nhào liên tục và đắp lên thành từng đóng lớn. Công đoạn thái lát được thực hiện nhiều lần nhân tạo cho đất có độ mịn và dẻo hơn. Với cách làm này người ta gọi theo tiếng lành nghề là thấu đất.

Tạo hình (chuốt gốm)

Sau khi đã có nguyên liệu cũng như trải qua giai đoạn thấu đất. Nguyên liệu đất tốt nhất sẽ được mang đến để tạo hình. Với giai đoạn này, người ta có 3 phương pháp chính là tạo hình bằng bàn xoay; bằng khuôn và thực hiện thủ công bằng tay.

Tạo hình bằng tay thủ công: những chi tiết thể hiện rõ điều này thông qua sự tinh xảo của những con kê, đỉnh gốm, bao nung, nhiều thể loại hình hài, thú chạm…

Sử dụng bàn xoay để tạo hình và chuốt lại cho sản phẩm. Kiểu dáng, kích thước phụ thuộc vào bàn tay lành nghề của người thợ.

Sử dụng bàn xoay để tạo hình và chuốt lại cho sản phẩm. Kiểu dáng, kích thước phụ thuộc vào bàn tay lành nghề của người thợ.

Sử dụng bàn xoay tạo hình: Đất sau khi được luyện kỹ vừa và có độ dẻo, sẽ được nặn thành sợi dây dài to với kích thước tương đương cổ tay. Người nghệ nhân sẽ chuốt ngắt từng đoạn, khoanh trũng ở ngay giữa bàn xoay, dùng chân phải đạp bàn liên tục để cho bàn xoay, hai tay bắt đầu chuốt cho sản phẩm thành hình. Đến đây hình dáng, kích thước, tạo hình sẽ được thực hiện chủ yếu do bàn tay người thợ, sẽ có sự xê dịch nhất định trong mức độ cho phép. Cách tạo hình bằng bàn xoay này, thường dùng được dung trong sản xuất những sản phẩm gốm có kích thước lớn như: Chum, lọ, bình, âu…

Tạo hình bằng khuôn: dễ thấy các loại có số lượng sản xuất lớn thường sử dụng theo cách làm này để tiết kiệm được thời gian, công sức như bát, chén, đĩa, muỗng,…

Trang trí hoa văn

Vẽ trên gốm bao gồm có kỹ thuật vẽ trên men và vẽ dưới men. Thợ thủ công sẽ sử dụng loại nút lông chuyên dụng và vẽ trực tiếp lên các họa tiết hoa văn. Cần thực hiện cẩn thận, đảm bảo đường nét, họa tiết phải trong hài hòa với hình dạng của gốm, cần độ chính xác cao với những người lành nghề và tỉ mỉ.

Sau khí sản phẩm được chuốt và phơi nắng cho khô, thợ sẽ tiến hành vẽ, khắc vạch lên phần xương của gốm trước khi đem vào nung.

Sau khí sản phẩm được chuốt và phơi nắng cho khô, thợ sẽ tiến hành vẽ, khắc vạch lên phần xương của gốm trước khi đem vào nung.

Cắt gọt và khắc vạch sản phẩm gốm, sản phẩm sẽ được gọt, sửa  hay cạo nhẫn,… sau khi đã được chuốt xong mà phơi nắng cho khô. Nghệ nhân sẽ tiến hành vẽ hoặc khắc vạch ngay trên phần xương gốm và đem đi nung. Ở giai đoạn này, chủ yếu sẽ tiến hành với các chi tiết như phần quai, tai, hoặc các họa tiết trang trí nổi,..

Còn một số sản phẩm khác, người ta sẽ in khuôn để tạo nên các hoa văn, họa tiết được khắc chìm vào trong xương gốm. Dễ hình dung nhất và có thể tìm thấy trên các sản phẩm men ngọc, men hoa nâu…

Tráng men

Tráng men lên lên sản phẩm gốm có thể được thực hiện trước hoặc sau khi nung ở nhiệt độ thấp.

Người thợ thường ưa chuộng với việc tráng men lên sản phẩm mộc chưa qua nung. Bụi sẽ được làm sạch trên các bề mặt, và sẽ lót thêm một lớp men lên các họa tiết đã có màu trước khi tráng men lên toàn bộ. Mỗi chi tiết sẽ được tính toán kỹ lưỡng, sử dụng loại men cho phù hợp, nồng độ mên…

Các sản phẩm gốm với kích thước nhỏ được nhúng trực tiếp vào men để tạo lớp màn bảo vệ bên ngoài cũng như làm sáng lên phần thân của sản phẩm.

Để tráng men lên sản phẩm cũng sẽ có nhiều hình thức thực hiện khác nhau như phu men, dội đối với sản phẩm gốm có bề mặt lớn, còn với những loại có kích thước nhỏ, người ta sẽ nhúng vào men. Ngoài ra còn có láng men hay kìm men, quay men và đúc men.

Sau cùng, người thợ sẽ  tiến hành kiểm tra và chỉnh sửa lại sản phẩm sao cho hoàn chỉnh nhất trước khi được mang vào lò nung. Sửa hàng men được dùng với giai đoạn này, hiểu nôm na thì là loại bỏ các bộ phận dư thừa lần cuối.

Nung sản phẩm gốm

Phổ biến dùng trong nung gốm hay được biết đến là lò cóc, lò bầu hay lò hộp.

Sản phẩm gốm cuối cùng sau khi được trau chuốt lại, trang trí, tráng men và trở thành sản phẩm hoàn thiện, không có chi tiết thừa, sẽ được cho vào lò nung với nhiệt độ phù hợp.

Sản phẩm gốm cuối cùng sau khi được trau chuốt lại, trang trí, tráng men và trở thành sản phẩm hoàn thiện, không có chi tiết thừa, sẽ được cho vào lò nung với nhiệt độ phù hợp.

Nhiệt độ nung gốm cũng sẽ tùy thuộc vào dạng gốm của từng loại sản phẩm. Chẳng hạn đất nung nhiệt độ dao động 600 – 900 độ C, sành được nung từ 1100 – 1200 độ C, còn với sành xốp thì 1200 – 1250 độ C…